Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

HIKIKOMORI -NEET

Theo http://2dguru.blogspot.com/2014/04/hikikomori-neet-ho-la-ai.html

xin chào chắc  hẳn khi bạn  xem các anime hiện nay điều khai thác chủ đề về hikikomori và NEET  như : no game no life ,  Mekakucity Actors, Ryuugajou Nanana no Maizoukin
vậy hikimori và NEET HỌ họ là ai?

hikikomori 

bạn cứ ra đường và đi tìm những người được gọi là hikikomori 
tất nhiên không khó để nhận ra là bạn chả thấy ai được gọi là HIKIKOMORI cả vì đơn giản là HỌ không bao giờ bước ra khỏi nhà

tiêu chuẩn đánh giá hikikomori :

sống khép kín, cô đơn, ít nói, thích tách biệt khỏi cộng đồng và online hơn 10 tiếng một ngày. Những người không bạn bè, không việc làm,không ra khỏi nhà trên 6 tháng


Ở giai đoạn đầu, những người mắc căn bệnh này tự cách li bản thân với đời sống xã hội, chỉ giao tiếp với các thành viên trong gia đình và gây sự chú ý nơi họ. Đến giai đoạn thứ ba, những người mắc bệnh Hikikomori "ngắt kết nối” với những người thân nhất, kể cả mẹ, chỉ thích nhốt mình trong phòng, online và ngủ, ngày qua ngày. Người thân của những Hikikomori thường phải “tiếp tế” đồ ăn cho họ tận phòng. Những người mắc bệnh Hikikomori hoàn toàn thấy ổn khi sống một mình. Đa số họ không làm hại ai. Người bị hại duy nhất, chính là bản thân họ.



Thời gian để một người mắc phải hội chứng Hikikomori thường diễn ra từ vài tháng đến một năm, khi hoạt động “tự giam lỏng” và “online suốt ngày” trong hoàn cảnh “không bạn bè, không công việc, không ra ngoài” diễn ra đều đặn. Khi đã mắc phải hội chứng này, người Hikikomori thường thích lên mạng để tìm “những gì u ám nhất, tuyệt vọng nhất, bi kịch nhất” để xem hoặc “thưởng thức”.



Những người Hikikomori thường “ẩn mình”, mất dần mối quan hệ với cộng đồng và người thân trong gia đình. Khi nổi giận, họ thường trút giận lên những người thân thiết nhất. Theo số liệu thống kê của Nhật Bản, cả nước có 50 ngàn trường hợp mắc bệnh này, nhưng trên thực tế, con số này có thể lên đến vài triệu.

bài viết đầy đủ trên wikipedia

neet

 Kisaragi Shintaro (Kagerou Project)
 Kisaragi Shintaro 1 hiki-neet
NEET (Not in Education, Employment, or Training / Không học hành, lao động hay luyện tập) 
chà mùa anime xuân này chúng ta có các neet tiêu biểu
như:  Kisaragi Shintaro (Kagerou Project), anh em sora và shiro (no game no life).

neet là gì ? 

tìm hiểu thêm trên wikipedia tại đây 

Họ là những người từ 15-34 tuổi, và có thể tạm gọi họ là những người "lông bông", sống xa cách xã hội nhưng không hề nghèo khổ vì đã được gia đình chu cấp toàn bộ
không làm việc, không học tập ,không rèn luyện 

Xuất hiện đầu tiên ở Anh vào cuối thập niên 90, nhưng những năm gần đây họ đã có mặt tại 3 nước châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và trở thành một vấn đề xã hội đáng lo ngại

thành phần NEET chủ yếu của 2ch (Ni Channeru = NEET Channel) 


hiki-NEET là từ ghép của hikikomori và NEET 


Theo công bố của trang web Phúc lợi NHK (Nihon Hikikomori Koyukai) của Nhật Bản, tính đến năm 2005, ở Nhật có 1 triệu 600 nghìn người mắc bệnh và 3 triệu người có biểu hiện tiền hội chứng Hikikomori, tất cả họ đều còn trẻ và rất trẻ. Nhìn ở góc độ rộng,  thì đây quả là một tổn thất cho lực lượng lao động ở một đất nước có tỷ lệ người già cao như Nhật Bản hiện nay. Nó đang được các nhà chức trách, các phương tiện truyền thông, như: báo chí, truyền hình,… đề cập đến như một “hiện tượng” và, theo cách nói của nhiều nhà phân tích, đang tạo ra một gánh nặng cho xã hội Nhật Bản hơn cả gánh nặng do căn bệnh ung thư mang lại.
1. Khái niệm Hikikomori
Bệnh nhân mắc hội chứng Hikikomori xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào khoảng những năm giữa của thập kỷ 1980 và cho đến nay, thì số người mắc bệnh đã chiếm khoảng1% dân số Nhật Bản.
Về mặt ngôn ngữ, chữ Hikikomori được viết bằng chữ Nhật 引?き篭もり?, được ghép bởi hai chữ 引?き(hiki) và 篭もり?(komori),  ghép hai chữ này có nghĩa là “rút lui”. Thuật ngữ này được bác sĩ Tamaki Saito, Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Sofukai Sasakai, Ngoại ô Tokyo, một chuyên gia số một về hội chứng Hikikomori,  dùng để chỉ những thanh, thiếu niên Nhật Bản ở độ tuổi từ 13~29, sống giam mình trong phòng, tách biệt với xã hội bên ngoài – những bệnh nhân mà ban đầu ông đã chẩn đoán là một dạng trầm uất, rối loạn nhân cách, hay thần kinh phân lập. Nhưng sau một thời gian, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân có những triệu chứng như trên, ông đã dùng thuật ngữ “Hikikomori” để miêu tả chúng, và dần dần nó đã trở thành thuật ngữ chung ở Nhật Bản. Đó là một hội chứng “lệch chuẩn” mà ngày càng có nhiều thanh, thiếu niên Nhật mắc phải. Những đứa trẻ không hoà nhập được với xã hội, không có bạn bè, thường tự nhốt mình trong phòng và từ chối mọi liên hệ với thế giới bên ngoài. Ngủ ban ngày, thức ban đêm để chơi game, xem tivi và đọc truyện tranh. Tình trạng giam mình kéo dài vài tháng, vài năm và có thể trầm trọng dẫn đến phạm tội.
2. Đặc trưng của hội chứng Hikikomori
Nhiều người vẫn nhầm hikikomori với căn bệnh tự kỷ. Nhưng thực chất chúng có những khác biệt. Bệnh tự kỷ là một bệnh lý (còn được gọi là bệnh tự bế, tự toả, hay bệnh thiểu năng trí tuệ) – một loại bệnh rối loạn tâm thần ở trẻ. Có thể chẩn đoán bệnh từ khi mới sinh, đặc biệt là từ khi 2,3 tuổi. Biểu hiện của bệnh là trẻ rất ngoan, đặt đâu ngồi đó, thờ ơ với xung quanh, không sợ hãi với người lạ, hoặc từ chối mọi sự tiếp xúc với bên ngoài, thích ngồi một chỗ như góc tối, nhìn mọi chỗ trống rỗng, vô hồn…Bệnh xảy ra cả ở các bé trai và gái. Cho đến nay y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của căn bệnh này.
Hội chứng Hikikomori có những đặc trưng sau:
- Đây là trạng thái tâm thần bất thường, mà nguyên nhân của nó do tác nhân bên ngoài tác động vào, như:  sức ép từ học hành, thi cử, sức ép từ công việc, hay từ xã hội, gia đình…dẫn đến căng thẳng thần kinh, khiến nguời bệnh rơi vào trạng thái trầm uất (một dạng streess nặng). Không ước mơ, không hoài bão, không chí hướng, chán nản và tuyệt vọng. Suy nghĩ luẩn quẩn và nhiều người trong số họ muốn tự tử.
- Bệnh thường xuất hiện ở những thanh, thiếu niên nam lứa tuổi 13 đến 29. Theo tâm sinh lý lứa tuổi, thì đối với nam giới từ 13 đến 16 tuổi là lứa tuổi dậy thì; và là thời kỳ “bất kham” của các em nam thiếu niên. Từ 17 đến 29 là lứa tuổi trưởng thành, đã ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Theo một số kết quả điều tra về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ của một số tổ chức, như:  của Hiệp hội phát thanh Nhật Bản thì nam chiếm: 54%, nữ: 46%;  Theo công bố kết quả điều tra “thực trạng tình hình hỗ trợ và tư vấn liên quan đến  Hikikomori”, thì nam giới chiếm 76,4%...Ngoài ra còn một số công bố của các bác sĩ chuyên gia trị liệu tâm lý thì nam giới mắc chiếm 86%... Và tỷ lệ con trưởng chiếm số đông trong số các bệnh nhân này.
- Đây là một hội chứng rất khó nhận biết trước. Bởi trước khi mắc bệnh này thì hầu hết các em đều  là những thanh, thiếu niên hoàn toàn khoẻ mạnh, khôi ngô, thông minh, học giỏi, và đôi khi con bộc lộ những năng khiếu cá nhân từ sớm, đột ngột phát bệnh. Biểu hiện đầu tiên của bệnh nhân mắc hội chứng Hikikomori thường là tự bỏ học, bỏ làm, giam mình trong phòng. Người mắc bệnh thường từ chối mọi tiếp xúc bên ngoài, kể cả người thân trong gia đình như cha mẹ… không nói chuyện. Ở lỳ trong phòng một mình, ban ngày ngủ, ban đêm thức dậy chơi game, xem ti vi, lướt internet…Thỉnh thoảng có ra ngoài thì cũng là ban đêm để mua thức ăn, mua truyện hoặc băng video…. Cứ như vậy, khi bước chân ra khỏi phòng thì đã mất nửa năm, một năm, có trường hợp còn dài tới 15 năm và lâu hơn nữa. Học hành dở dang, không có chuyên môn, nghề nghiệp gì, nên họ khó có khả năng tìm được chỗ đứng tốt trong xã hội. Có những trường hợp đã có những biểu hiện của bệnh tâm thần, như: sợ bẩn, tự nhốt mình trong phòng, suốt ngày tắm rửa và kỳ cọ toa lét; ngược lại có những trường hợp sợ nước, sáu tháng mới tắm một lần. Nặng hơn, đã có những bệnh nhân mắc chứng Hikikomori có những hành vi phạm tội, như: bắt trẻ em giam nhiều ngày trong phòng, giết người….gây nguy hiểm cho cả cộng đồng và xã hội.
Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng hội chứng Hikikomori có thể chữa khỏi, bệnh có thể hồi phục và người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, và cần sự góp sức của không chỉ gia đình, nhà trường, mà của cả xã hội.
3. Nguyên nhân gây nên hội chứng Hikikomori
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Tâm thần – Trung tâm Thần kinh Quốc gia và Bộ phúc lợi Lao động Nhật Bản thì có hai nguyên nhân dẫn đến hội chứng Hikikomori đó là:
- Hệ thống giáo dục quá nặng nề
- Sức ép cạnh tranh trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại
Nhưng theo một số bác sĩ, chuyên gia tâm thần về Hikikomori và một số nhà nghiên cứu văn hoá thì còn một nguyên nhân nữa đó là:
- Do đặc thù riêng của văn hoá, lịch sử Nhật Bản.
Do hệ thống giáo dục:
Nhật Bản là một đất nước có hệ thống giáo dục được coi là tương đối nặng và máy móc. Cũng gần giống như tâm lý “trường chuyên, lớp chọn” tại những thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay, các bậc cha mẹ thường mong muốn con mình đựoc vào học trong những trường tốt nhất ở địa phương. Không chỉ là tâm lý của các bậc cha mẹ là muốn con mình giỏi giang, trở thành các thiên tài, những người có ích trong xã hội. Mà họ còn cho rằng, những đứa trẻ được học trong một trường tốt nhất thì chúng sẽ nổi trội và xuất sắc hơn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, đã từ lâu xã hội Nhật Bản rất quan tâm đến lý lịch học tập của mỗi một cá nhân, “Chủ nghĩa học vấn” (学歴主?義) đã cho rằng một người ngay từ khi còn ở bậc tiểu học đến hết đại học nếu được đào tạo trong một hệ thống các trường nổi tiếng, thì rất dễ xin được việc làm tốt và dễ được thăng tiến. Nếu như một học sinh không trả tốt các kỳ thi ở tiểu học, thì khó được nhận vào một trường trung học tốt, và tương tự như vậy ở các bậc giáo dục trên…. điều này còn liên quan đến tương lai của không chỉ một cá nhân, mà của cả một gia đình và đôi khi là cho cả một dòng họ.
Chính vì vậy, đã tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường học và giữa các em. Ngay từ những năm bắt đầu đến trường (mẫu giáo), trẻ em Nhật Bản đã phải chịu một sức ép rất nặng nề. Để thực hiện tốt kỳ thi dự tuyển vào một trường học tốt nhất tại địa phương, nhiều em đã phải tham gia một lớp học dự bị vào lớp một. Và bắt đầu từ đó chúng sẽ phải thực hiện tốt các kỳ thi trong một trình độ giáo dục cao từ tiểu học, qua trung học, đại học và phải thi đỗ vào một trường có uy tín. Để đạt được điều này, trẻ em Nhật Bản phải học 8 tiếng một ngày, và 5,6 ngày /1tuần, học cả vào thứ  7. Bởi vậy, từ lâu ở Nhật Bản đã xuất hiện và lưu hành cụm từ “ngủ bốn tiếng thì qua, ngủ 5 tiếng thì trượt” (ngủ bốn tiếng/1đêm thì đỗ, ngủ 5 tiếng/ 1đêm thì trượt) để diễn tả sự cạnh tranh khốc liệt trong thi cử ở Nhật Bản.  Hầu hết thời gian của các em dành cho các khoá học và các kỳ kiểm tra liên miên.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản, được đánh giá cũng giống như hệ thống giáo dục của các nước Châu Á khác, thường nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chuẩn bị các kiến thức cho các kỳ thi, nhấn mạnh đến việc ôn luyện bài tập ở nhà, không có tính sáng tạo và gắn với thực tế giống như nền giáo dục của các nước châu Âu và Bắc Mỹ – nó mang tính “nhồi nhét”. Vì vậy, ở Nhật Bản hình thành nên hệ thống một số trường luyện thi. Trong các trường này ngoài các kiến thức liên quan đến các kỳ thi, các em còn nhận được các khoá học như bơi lội, nghệ thuật, bàn tính, viết chữ đẹp và một số khoá học liên quan đến văn hoá và truyền thống Nhật Bản. Nhưng điều quan trọng nhất ở các trường này là dạy cho các em các kỹ năng và kiến thức để trải qua các kỳ thi, hoặc trả các bài thi trong các trường đại học.
Từ sức ép cạnh tranh để đỗ vào các trường tốt, hoặc cạnh tranh trong trường đã nảy sinh ra những tiêu cực xâm phạm tâm lý, như: bắt nạt, hăm doạ, hành hung ở trường học. Có những em bị mắc bệnh trầm cảm chỉ bởi vì quá béo, quá nhát, hoặc nhiều khi do học nổi trội ở một bộ môn nào đó, mà đã bị các bạn trêu chọc và bắt nạt. Bản thân các em không tự biết giải quyết các mối quan hệ của mình ở trường ra sao. Cho nên, sức ép từ thi cử và nạn bạo hành học đường đã khiến các em sợ đến trường và mắc hội chứng Hikikomori.
Do kinh tế, xã hội:
Theo các chuyên gia tâm thần ở phương Tây thì hikikomori là hội chứng khủng hoảng tâm lý dẫn đến bệnh tâm thần, đây là một trong những hiện tượng đang bùng nổ tại các nước Châu Á. Một nguyên nhân của căn bệnh này là do sự phát triển kinh tế quá nhanh.
Điển hình như Nhật Bản, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nền kinh tế của Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng. Với mô hình “tuyển dụng suốt đời”, tức là sau khi tốt nghiệp một trường đại học nào đó, bạn sẽ được nhận vào làm việc tại một công ty cho đến tận khi nghỉ hưu. Từ khi được nhận vào công ty, bạn sẽ yên tâm, chăm chỉ làm ăn, và cống hiến thì sẽ có một sự ổn định đến hết cuộc đời. Mô hình này đã tạo nên một xã hội có tỷ lệ thất nghiệp ít, đời sống người dân bình ổn. Nhưng, từ khoảng những năm của thập kỷ 1980, khi nền kinh tế trì trệ, không tăng trưởng. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu hoá đòi hỏi sự năng động sáng tạo, sự cạnh tranh gay gắt…thì mô hình “tuyển dụng suốt đời” không còn thích hợp nữa. Không có việc làm, thêm vào đó là sản phẩm của một nền giáo dục nổi tiếng là “thụ động, máy móc”, bản thân thanh niên Nhật Bản tự cảm nhận được mình không thoả mãn yêu cầu của nền kinh tế, dẫn đến tuyệt vọng.
Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân mang tính xã hội sau:
- Mô hình gia đình hạt nhân (gia đình chỉ có hai thế hệ: cha mẹ và con cái), sống chủ yếu tại thành thị, biệt lập với họ hàng nội, ngoại, bố mẹ đi làm cả ngày, quá bận rộn, ít có thời gian quan tâm đến con cái. Mối quan hệ xã hội của các em gần như gói gọn ở nhà trường. Nên khi gặp các vấn đề rắc rối tại trường học, các em không tự giải quyết được đã rơi vào trạng thái trầm cảm. Bởi không có ai gần gũi và dạy cho các em cách giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ xã hội như thế nào?
- Cũng giống như nguyên nhân trẻ em vị thành niên phạm tội ở tất cả các nước trên thế giới, đó là do tỷ lệ ly hôn cao, đổ vỡ trong gia đình cũng đẩy các em đến trạng thái buồn chán.
- Tỷ lệ sinh thấp cũng là những nguyên nhân gây nên hội chứng hikikomori ở thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay. Khi một gia đình có quá ít con, đồng nghĩa với gánh nặng của tất cả sự kỳ vọng của bố mẹ dồn lên vai đứa trẻ. Sức ép từ phía gia đình càng nặng hơn.
Do văn hoá, và lịch sử :
Theo một số chuyên gia nghiên cứu văn hoá người nước ngoài, thì một trong những nguyên nhân hình thành nên căn bệnh Hikikomori là do những đặc thù lịch sử và văn hoá của Nhật Bản.
- Thơ và âm nhạc truyền thống của Nhật thường tán dương và ca ngợi sự tĩnh lặng, sự vắng vẻ và cuộc sống cô đơn, ẩn dật. Chúng ta đã từng được biệt đến những câu thơ như :“Vắng lặng u trầm/ Thấm sâu vào đá/ Tiếng ve ngân”((1). Vẻ đẹp của thiên nhiên đơn sơ, tĩnh mịch chủ đề cho các áng thơ văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Nhật Bản. Và có một điều khác biệt nữa nếu ai phá vỡ hoặc can thiệp vào sự cô đơn, tĩnh lặng đó còn bị coi là trái với văn hoá truyền thống của Nhật Bản.
- Quan niệm “trọng nam, khinh nữ”; “con trưởng”: Theo con số thống kê tại bệnh viện Sofukai Sasaki (bệnh viện chuyên chữa trị các bệnh thần kinh, tại ngoại ô Tôkyo), thì đa số bệnh nhân mắc hội chứng Hikikomori là nam giới, và là con trưởng. Điều này đã minh chứng rằng yếu tố văn hoá đã có những “đóng góp” không nhỏ vào nguyên nhân gây nên hội chứng này. Với nền văn hoá Á Đông tâm lý “trọng nam, khinh nữ”; trọng “ con trưởng” vẫn hằn sâu trong suy nghĩ của người dân Nhật Bản; Đa số phụ nữ Nhật Bản sau khi kết hôn thì nghỉ ở nhà nuôi con, việc lo kinh tế cho cả gia đình do người đàn ông đảm nhiệm, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt để có thu nhập ổn định luôn đè nặng lên tâm lý nam thanh, thiếu niên Nhật Bản.
- Tính đồng nhất của nền văn hoá: Xã hội Nhật Bản là một xã hội có nền văn hoá coi trong sự đồng nhất, tên tuổi, vẻ bề ngoài, hay thanh danh được tôn vinh hết thảy. Thêm vào đó, ngưòi Nhật vốn được coi là một dân tộc có nền văn hoá “khép kín”, không giống như một số dân tộc có nền văn hoá “open” (mở). Nếu như , ở một số nước công nghiệp phát triển khác như các nước Châu Âu, và Bắc Mỹ, khi thanh, thiếu niên không thích ứng nổi với xã hội chúng sẽ có những hành động “nổi loạn”, như: gia nhập băng đảng, nghiện hút, theo các trường phái lập dị…Nhưng thanh, thiếu niên Nhật Bản phản ứng lại xã hội một cách thầm lặng, căm ghét bản thân. “Văn hoá khép kín”, “văn hoá xấu hổ” đã bóp ngẹt trái tim chúng, chúng không muốn những thất bại của bản thân chúng bị lộ ra ngoài. Với đàn ông Nhật, việc không có khả năng bao bọc gia đình là nỗi nhục không thể chấp nhận được. Không muốn để ai biết, không muốn tâm sự, chia sẻ, chán nản nhiều khi trầm uất dẫn đến muốn tự tử.
- Quan hệ cha me và con cái: Ở Nhật Bản, giữa cha mẹ và con cái vẫn còn có những qui ước bất thành văn, giống như quan niệm của một số nước có nền văn hoá đồng văn, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, và cả Việt Nam đó là quan hệ lệ thuộc. Có nghĩa là cha mẹ quan tâm đến con cái thái quá, khiến cho chúng một tư tưởng thích được lệ thuộc. Tuy nền kinh tế suy thoái, nhưng 2/3 người dân Nhật vẫn thuộc tầng lớp khá giả, khi con cái tự giam mình trong phòng cha mẹ vẫn có thể nuôi chúng đầy đủ. Khác với nền văn hoá của các nước công nghiệp phát triển khác, thanh danh, và “sự xấu hổ” không cho phép các bậc cha mẹ người Nhật Bản xông vào phá cửa và lôi con cái ra khỏi phòng. Nhiều bậc cha mẹ vẫn sợ hàng xóm biết, vẫn hy vọng con cái mình tự giải quyết được.
- Nền văn hoá không phát triển kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế: Yếu tố này mang cả những dấu ấn của lịch sử. Đi ngược lại lịch sử của Nhật Bản, chúng ta thấy nước Nhật trước thời kỳ nền kinh tế suy thoái ở cuối thế kỷ 20, là thời kỳ nền kinh tế phát triển cao, đến thời kỳ nước Nhật mở cửa, và trước thời kỳ này là thời kỳ “bế quan toả cảng” suốt một thời kỳ dài (từ thời Tokugawa cho đến tận thời kỳ Minh Trị, cuối thế kỷ 20). Thời kỳ Tokugawa là thời kỳ nền văn hoá Nhật Bản  phát triển rực rỡ, và đã đạt được những thành tựu cả về mặt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và các giá trị chuẩn mực trong xã hội. Từ đó cho đến ngày nay, tuy có những biến đổi, nhưng các chuẩn mực đó vẫn không thay đổi. Bởi vậy, mặc dù nền kinh tế suy thoái, xã hội cạnh tranh gay gắt trong công việc, tiền lương…, thì nền văn hoá của họ vẫn trông chờ vào những đứa bé trai trưởng thành, kết hôn, và cáng đáng cả một gia đình, tạo nên một sức ép đè nặng lên chúng. Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây vẫn thường cho rằng Hikikomori là kết quả của nền văn hoá không trở nên hiện đại hoá.
- Do các phương tiện giải trí thời hiện đại như: phim hoạt hình, truyện tranh, internet và game…cũng có những tác động không nhỏ đến hội chứng Hikikomori. Sự cô đơn, ẩn dật và tĩnh lặng của người xưa được ca ngợi cùng với phong cảnh thiên nhiên, với “thiền”. Còn sự ẩn dật của thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay gắn với một trào lưu văn hoá mới “văn hoá Otaku”, với một loạt các cụm từ : “manga otaku”(otaku truyện tranh); “pasokon otaku” (otaku máy tính); “anime otaku”(otaku phim hoạt hình); “gemu otaku” (otaku game)…. “Otaku” (お?宅?) để chỉ nhà của người khác, nhưng ở đây là chỉ những “fan” say mê cuồng nhiệt, chìm đắm trong thế giới truyện tranh, game, internet, video. Về một mặt nào đó “văn hoá otaku” có những biểu hiện gần với hội chứng Hikikomori. Trong cuộc sống thực họ không thích nghi nổi, vì lo sợ sẽ bị từ chối hoặc ghét bỏ, mà đã tìm đến các nhân vật hoặc thần tượng trong truyện tranh, phim hoạt hình. Vì với các nhân vật này họ được bộc bạch, được tâm sự, đựơc xoa dịu nỗi cô đơn mà không sợ bất kỳ một xung đột cá nhân nào. Sự chìm đắm thái quá trong thế giới tưởng tượng đã dẫn đến những những lệch lạc trong hành vi và lối sống của thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay. Thí dụ, như: quá say mê các nhân vật nữ trong phim hoạt hình và truyện tranh mà nhiều thanh niên Nhật Bản hiện nay đã  tách mình khỏi những quan hệ lứa đôi, hàng ngày sống chung, và độc thoại cùng những cô búp bê cao gần 1m50. Nguy hiểm hơn nữa, còn có những minh chứng cho rằng có sự liên hệ giữa sự say mê các nhân vật nữ trong truyện tranh, phim hoạt hình với tội phạm trong các vụ sát hại các cô gái trẻ.
Các nhà nghiên cứu văn hoá và các bác sĩ tâm lý đều cho rằng Otaku, Hikikomori là sự phản kháng của tầng lớp thanh, thiếu niên đối với áp lực của trường học, của gia đình và xã hội. Giống như lời tuyên bố: “Tôi mặc kệ tất cả, tôi không thích áp lực và tôi không thể thích ứng”
4. Biện pháp đối ứng
Hiện nay, ở Nhật Bản đã có rất nhiều chuyên gia tâm lý nghiên cứu về Hikikomori, đã có những nhóm hỗ trợ các bậc cha mẹ, các trung tâm tư vấn chuyên về hiện tượng này, có cả các trang Web tư vấn trên mạng, và các chương trình cung cấp ký túc xá và đào tạo việc làm cho Hikikomori. Như chương trình “New Start” (khởi đầu mới), chuyên tư vấn giúp các bậc cha mẹ tìm cách tháo gỡ các vấn đề tâm lý của con cái, thuê người của chương trình đến gặp gỡ, nói chuyện giúp đỡ Hikikomori phục hồi khả năng giao tiếp xã hội, đào tạo việc làm, đưa họ tái hoà nhập cộng đồng. Mọi nỗ lực được kêu gọi từ các bậc cha mẹ, các trung tâm và tổ chức chính phủ, phi chính phủ.
Tóm lại: cho dù với bất kỳ lý do nào thì Hikikomori, hay những lối sống có biểu hiện tương tự như  vậy vẫn bị coi là lối sống “chệch hướng”, hay “lệch chuẩn” trong thanh thiếu niên không chỉ ở Nhật Bản, mà ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, tuy chưa xuất hiện những bệnh nhân mang hội chứng như Hikikomori, nhưng đã xuất hiện những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần do sức ép học hành quá căng thẳng. Mà một điều đáng tiếc những bệnh nhân này lại thường là những học sinh xuất sắc. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam đã không ít những thanh niên Việt Nam bị ảnh hưởng “văn hoá Otaku” của Nhật Bản. Một thanh niên Việt Nam tự nhận mình là một Otaku đã viết như sau trên blog của mình:
“…8 tuổi tôi đọc Đôrêmon, …còn năm nay khi đã 20 tuổi trên tay tôi cũng là 1 quyển truyện Rebirth ( Táisinh)…Từ năm 8 tuổi tôi là một gã vô dụng…Buông thế giới thật với đầy những khó khăn, những mộng ước vỡ tan đó, tôi thả hồn vào những giấc mơ của truyện tranh huyền ảo. Trong tôi, có thể là tự do là một chàng hoàng tử,…., thậm chí là chúa tể của thế giới - thế giới của riêng tôi. Đã 20 tuổi rồi thế nhưng tôi luôn mơ rằng, rồi một ngày nào đó thế giới ảo tưởng của tôi sẽ hoà quyện vào thế giới thật…”
Cũng thật may, thanh niên đó đã kịp nhận ra được rằng “…đời không là mơ các bạn ạ…Tôi quyết định trở thành một người bình thường….Tuy nhiên, hành trình để một Otaku trở thành một người bình thường thật ra cũng không hề dễ như là tôi tưởng..”
Đã có bao nhiêu thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay có cuộc sống chìm đắm của một Otaku? Và có trong số họ có bao nhiêu người kịp nhận ra như thanh niên trên? Thật khó biết con số chính xác. Nhưng “văn hoá Otaku”, hội chứng Hikikomori cũng mang lại cho các nhà kinh tế, các nhà xã hội học, các nhà quản lý văn hoá một cái nhìn về mặt trái của xã hội hiện đại; đem lại cho các bậc cha mẹ Việt Nam một kinh nghiệm trong việc giáo dục, định hướng, và nuôi dạy con em mình trong thời kỳ hiện nay.

HẠ THỊ LAN PHI
(Th.S, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung Hà, Từ vụ nữ giáo viên Anh bị sát hại tại Nhật: Lời cảnh báo của thế hệ Hikikomori. Báo Thanh niên, Số 92(4118).
  1. http://www.hiki.info/modules


(1)Thơ Masuo Basho, Sách Ngữ văn lớp 10 Nhật Bản, do Đoàn Lê Giang dịch.

Chuyện một người Đan Mạch giúp Việt Nam xây những cây cầu


Theo http://songmoi.vn/
Họ là đôi vợ chồng già, chồng người Đan Mạch – vợ người Việt đã đổ hết tâm sức xây được 24 cây cầu treo và 5 trường học tại những vùng nông thôn nghèo của Việt Nam. Thế nhưng, cuộc đời họ lại không gặp suôn sẻ ngay trên chính mảnh đất mà họ yêu quý, giờ phải sống trong một ngôi nhà xây tạm bợ. Nhiều người không biết tới họ nhưng vẫn đi qua những cây cầu họ đã xây, Sống Mới đã được sự đồng ý của facebooker Tung Xich Lo – người đã chia sẻ những thông tin về cặp vợ chồng Kurt - Sang trên trang mạng xã hội - để gửi tới bạn đọc câu chuyện về những con người, dù không mang dòng máu Việt nhưng vẫn nhiệt tâm với nước Việt.

Ông Kurt trên mảnh đất sa mạc gần QL1.
"Lần đầu tiên, tôi gặp ông Kurt và bà Nhung là qua sự hướng dẫn của ông anh tôi khi anh giới thiệu về họ: “Cặp vợ chồng này có chung 1 trái tim tốt”, Tùng nên đến thăm họ. Trong nhiều năm qua, tại Đan Mạch, ông Kurt và bà Nhung đã được nhiều người dân Đan Mạch biết đến khi họ khởi đầu xây một cây cầu treo tại khu vực trồng cà phê, thuộc Bảo Lộc, Lâm Đồng bằng chính công sức và sự cần cù của họ.
 
Tác giả bài viết - Tùng Xích Lô - người đã từng đạp xe xích lô xuyên Việt bên cạnh ông bà Kurt - Sang
Hành trình xây cầu chỉ bằng sự trợ giúp
 
Theo lời ông Kurt kể lại cho tôi, chyện xây cầu xuất phát từ một lần về thăm quê hương vợ, có người nhờ ông gắn giúp lại vài tấm ván cho chiếc cầu treo. Thoạt đầu nhìn chiếc cầu cũ kỹ, ông đã thốt lên rằng ông hoàn toàn có khả năng làm một cây cầu treo mới, còn chiếc cầu cũ như hiện tại thì vô phương sữa chữa. Lúc ấy ông nghĩ chắc mọi người đều nghĩ “ông ta nói phét lác”. Nhưng ông Kurt đã bắt tay vào làm đúng như lời nói của mình.
 
Trở lại Đan Mạch, ông đã tích cực liên lạc với nhiều chuyên gia để xin vật liệu xây cầu. Công ty đầu tiên nhận giúp đỡ là một công ty sản xuất dây cáp, họ đã trả lời ngay lập tức rằng sẵn sàng trợ giúp mớ dây cáp ông cần dùng. Nhưng cáp của họ lại bọc nhôm, không có sự co giãn, e là không thích hợp cho việc làm cầu treo. Cùng lúc đó, ông lại được một người bạn thân cung cấp cho ông một thông tin quan trọng: Hệ dây cáp căng giữa các tuyến cao tốc của Đan Mạch đang được tháo bỏ vì quá nguy hiểm. Thế là ông Kurt bắt tay liên lạc với sở đường bộ. Họ kết nối ông với một công ty đang thi công tháo gỡ của Đức. Công ty này đã không ngần ngại cho ông lấy những gì ông muốn.
 
Tuy nhiên, để cuộn những sợi dây cáp lại, ông phải liên lạc với một cơ sở điện lực tại địa phương. Sau khi nghe ông Kurt trình bày, công ty này vui vẻ chở những ống cuộn dây điện trống, đến thẳng đường cao tốc, nơi họ đang tháo gỡ dây. Để cho đôi vợ chồng Kurt - Nhung tự lăn dây cáp vào ống cuộn.
 
Cũng trong thời gian đó, ông Kurt tiến hành làm thử một chiếc cầu mẫu trong khu vườn của nhà mình. Ông cũng liên lạc với một công ty lớn của Đan Mạch, chuyên về ngành xây cầu có tên là Carl Bro và nhờ họ trợ giúp ông một bản vẽ sơ sài. Nhưng nhờ bản vẽ này, ông Kurt đã nhẩm tính được sẽ cần bao nhiêu mét cáp cho chiếc cầu trong thực tế.
 
Rồi ông lại tiếp tục nhờ đến một công ty chuyên về kỹ nghệ cung cấp các vật liệu cho ghe đánh cá có tên là Claus Harbo. Họ cũng rất ân cần giúp ông số trang thiết bị xiết dây cáp… mà ông cần dùng. Ngoài ra, Câu lạc bộ thể thao Lions Club đã hỗ trợ thêm một máy phát điện và máy trộn bê tông cho công việc xây cầu của ông. Không dừng tại đây, ông xin tiếp được một số lượng sơn để bảo trì dây cáp của công ty Sadolin.
 
Cuối cùng ông liên lạc với hãng vận chuyển tàu Maersk mạnh nhất thế giới và đã được phép nói chuyện trực tiếp với tổng giám đốc, A. P. Muller. Tuy các tàu bè của hãng này không cập cảng Việt Nam, nhưng ông tổng giám đốc cũng vui lòng giúp ông Kurt chuyển số hàng ấy về Singapore, rồi nhờ các hãng khác chuyển tiếp số hàng trên về Việt Nam.
 
Coi như các công việc tại Đan Mạch tiến triển quá tốt. Tuy nhiên, khi số hàng trên về tới cảng Sài Gòn lại gặp vấn đề lớn nhất mà không nhận được sự trợ giúp nào khi phải chi tiền, thì hàng mới ra khỏi cổng. Ông Kurt đã phải thương lượng rằng cho ông lấy số hàng trước, còn tiền thì chiều ông mới đích thân đến nhà chủ kho để trả, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế để ông Kurt đối phó với những “nhũng nhiễu” thường nhật ở Việt Nam, bởi ông lấy đâu ra tiền để trả cho chủ kho, khiến ông phải… nói phét như vậy.
 
Khi nguyên vật liệu đã có mặt tại Việt Nam, lãnh sự quán Đan Mạch đã trợ giúp bê tông, sắt thép và cây ván, cùng với chi phí vận chuyển.
 
Theo yêu cầu, ông Kurt nhận được một đội quân là 40 người. Với kinh nghiệm của một người thợ hồ, hiểu biết nhìn bản vẽ, ông đóng vai trò chỉ huy và phân chia công việc lớn nhỏ cho thợ, thậm chí chia từng điếu thuốc lá cho thợ. Cô Nhung, vợ ông đóng vai trò thông dịch và chị nuôi cho 40 người nông dân đến giúp việc xây cầu.
 
Sau 25 ngày, chiếc cầu treo dài 65 mét và ngang 1,2 mét hoàn tất với tổng chi phí là 4.500 USD. Khi chiếc cầu được khánh thành, một bà cụ đòi nắm tay ông Kurt dẫn bà qua cầu. Cụ bà này đã bật khóc vì nỗi vui sướng và tâm sự rằng: “Đã 20 năm nay, tôi chưa bước qua được sang bên này đồi”.
 
Sau khi hoàn thành cây cầu treo đầu tiên, ông Kurt đã có đủ tư liệu để hoàn tất hồ sơ gửi đến lãnh sự quán của Đan Mạch tại Việt Nam kèm một câu: “Chiếc cầu đã xây xong”. Họ đã trao cho vợ chồng ông đảm nhận những công trình xây dựng trợ giúp sau này. Ông Kurt đã phấn khởi và thốt lên: “Tôi có thể xây thêm cả 10 chiếc cầu nữa, nếu có ai đó thanh toán chi phí”. Vợ chồng ông chấp nhận công việc với điều kiện chỉ nhận lương tương ứng với một người lãnh tiền thất nghiệp tại Đan Mạch. Vì nếu nhận lương cao hơn, coi như chương trình trợ giúp không còn đúng ý nghĩa.
 
Trong khi đó, Danida - một hội chuyên gia về việc giúp phát triển nông nghiệp tại các vùng nông thôn nghèo trên toàn cầu đã đánh giá cao tính tiết kiệm của chiếc cầu, khi chỉ làm hết 1/4 chi phí so với giá trị thật của nó. 6 năm tiếp theo, cặp vợ chồng này đã hoàn tất 24 cây cầu nằm trong chương trình trợ giúp của chính quyền Đan Mạch. Họ còn tham gia xây luôn cả 5 ngôi trường học.
 
Nhưng về sau nhiều chương trình trợ giúp, phải trải qua nhiều thủ tục rắc rối. Đến lúc này, cặp vợ chồng già tự nhận thấy “cuộc vui” đã kết thúc nên họ muốn rút lui về lại xứ xở Đan Mạch yên tĩnh.
 
Những sóng gió khó ngờ trên mảnh đất Việt
 
Tưởng chừng như sau những phần đóng góp công sức cho xã hội, hai vợ chồng già sẽ được hạnh phúc an hưởng tuổi già nhưng Bộ nhập cư Đan Mạch đã bác bỏ đơn xin trở lại sống tại nước này của bà Nhung. Trong khi với khả năng tài chính của mình, ông Kurt không đủ khả năng nuôi vợ.
 
Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, thay mặt cho quốc gia Đan Mạch trong chương trình trợ cấp, cặp vợ chồng Đan - Việt này đã xây biết bao nhiêu cái cầu treo, các ngôi trường trong những vùng hẻo lánh
 
Tại Đan Mạch, ông Kurt cũng đang sống bằng đồng lương hưu ít ỏi bởi ông xuất thân từ một gia đình lao động. Từ năm 14 tuổi ông đã rời khỏi nhà và tự đi tìm việc kiếm sống bằng nhiều nghề. Rồi sau đó ông đã làm thủy thủ cho những hãng tàu khách đi khắp toàn cầu. Thời gian tiếp theo, ông trở lại Đan Mạch và làm thợ hồ trong 6 năm. Sau đó ông mua một chiếc ghe đánh cá và trở thành ngư dân. Ngay từ thời ấy, ông đã có những hành động được cho là khác người khi đoàn tàu đánh cá của Đan Mạch thường được sơn màu xanh da trời, còn thuyền của ông Kurt lại được sơn màu đỏ.
 
Năm 1992, lần đầu tiên ông về Việt Nam chơi cùng với một gia đình Việt Nam ông quen tại Đan Mạch. Trong chuyến đi này, ông đã yêu một người phụ nữ bản xứ, chính là bà Nhung. Sau nhiều lần thư từ và vài lần đi lại giữa Việt Nam – Đan Mạch. Đến mùa thu năm 1994, ông mới bảo lãnh được người vợ mới cưới sang Đan Mạch.
 
Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, thay mặt cho quốc gia Đan Mạch trong trương trình trợ cấp, cặp vợ chồng Đan - Việt này đã xây biết bao nhiêu cái cầu treo, các ngôi trường trong những vùng hẻo lánh… Thế nhưng, đến tuổi già, họ chỉ mong có được một mảnh đất nhỏ để hưởng thụ những năm cuối đời tại Việt Nam mà cũng không xong. Họ đã bị cả những người thân, những người gần gũi lừa gạt khiến cặp vợ chồng già phải bán nông trại cà phê tại Bảo Lộc, nơi họ gắn bó hơn 10 năm để tìm nơi yên tĩnh tại một eo biển đẹp.
 
Lần đầu tiên gặp tôi vào năm 2010, họ sống trong một túp lều bằng bạt, dựng tạm bợ tại khu du lịch Bình Tiên, Ninh Thuận khi mua nhầm miếng đất nằm trong quy hoạch của một dự án du lịch.
 
 
Sau đó, vì thương người vợ Việt Nam, ông Kurt không thể quay lại Đan Mạch mà bỏ vợ lại xứ này. Ông ta quyết định dành dụm số tiền ít ỏi còn lại, để mua được miếng đất sa mạc toàn cát, đầy mồ mả, ngay QL1, gần cây xăng Thắng Lợi, thuộc Chí Công, Bình Thuận.
 
Năm 1992, lần đầu tiên ông Kurt đến Việt Nam, ông đã yêu một người phụ nữ bản xứ, chính là bà Nhung. Sau nhiều lần thư từ và vài lần đi lại giữa Việt Nam – Đan Mạch. Đến mùa thu năm 1994, ông mới bảo lãnh được người vợ mới cưới sang Đan Mạch.
 
Từ đây, sóng gió chưa hết, ông Kurt kể rằng, hàng xóm xung quanh cũng có người tốt, nhưng cũng vẫn có kẻ thích “bắt nạt” hoặc “bành trướng” chủ quyền sang nhà người khác. Mới đây, không hiểu vô tình hay ác ý mà có người đã phá hoại cái giếng nhà ông bằng cách thả dây thun cũ (cắt từ ruột xe đạp) vào trong ống bơm. Thế là ông Kurt phải xây cái giếng mới.
 
 
 
 
"Ông già và biển cả"
Ông Kurt rất thích trò chuyện tiếng Đan Mạch với tôi. Lâu lâu ông mới có cơ hội bày tỏ sự bức xúc của cuộc sống với một người hiểu được tiếng nước ông. Hai vợ chồng già rất quý hóa khách đến thăm nên rất muốn tôi ở lại. Nhưng vì tôi cũng là thằng ngang bướng với ý nghĩ ngủ một đêm tại nhà bạn bè mà phải đi trình giấy tờ với chính quyền địa phương thì nhiêu khê cho tôi quá. Thôi để tôi đi ngủ bụi và để cho đôi bạn già của tôi ngủ yên giấc.
 
 
Hiện nay ông bà Kurt, vẫn kiên trì định cư tại Chí Công. Miếng đất sa mạc và đầy mồ mả này nằm ngay QL1, gần giữa trạm xăng Thắng Lợi và khu đồi quạt gió, thuộc tỉnh Bình Thuận.
Tôi chỉ thấy buồn là không giúp gì được cho họ. Bạn yêu Việt Nam? vậy bạn đã giúp được gì cho người Việt? công sức bỏ ra liệu đã bằng đôi bạn già này chưa? Họ chính là những người yêu nước Việt, những người có tâm hồn Việt nhưng cũng thật cực nhọc cho họ quá khi muốn yêu, muốn sống an bình cũng không được.
 
 
Bạn đọc có thể tới thăm và động viên gia đình ông Kurt gần chùa Cổ Thạch thuộc Liên Hương, Tuy Phong, Bình Thuận.
Ngôi nhà sơ sài của ông bà nằm trên miếng đất sa mạc và mồ mả ngay QL1, gần giữa trạm xăng Thắng Lợi và khu đồi Quạt gió.
Chỉ cần ghé thăm họ, mua giúp cô Ngọc Nhung (0986902407) - vợ ông Kurt lon nước uống và nhìn những gì họ làm là bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay rồi.


Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Âm lịch dưới góc nhìn khoa học


Hàng ngày khi nhìn lên cuốn lịch treo tường cũng như nhiều loại lịch khác thông dụng trong công việc và cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam, chúng ta đều thấy có hai phần dương lịch và âm lịch. Dương lịch giúp người ta lên kế hoạch làm việc, tính chu kì thời tiết, nói cách khác về cơ bản nó mang phần nhiều ý nghĩa vật chất. Trong khi đó, âm lịch lại có một ý nghĩa rất đặc biệt đối với đời sống văn hóa và tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Hiểu về âm lịch như thế nào cho đầy đủ, cho đúng cả về cơ sở khoa học lẫn ý nghĩa văn hóa, là điều không nên bỏ qua.


Cơ sở thiên văn học của Âm lịch
Khác với Dương lịch được đặt ra dựa trên chu kỳ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, Âm lịch dựa trên chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất mỗi vòng hết 27,32 ngày. Tuy vậy trên thực tế, vì bản thân Trái Đất còn có chuyển động quanh Mặt Trời nên Mặt Trăng cần thêm một chút thời gian nữa để trở về vị trí cũ trên bầu trời khi nhìn từ Trái Đất, do vậy chu kỳ mà chúng ta quan sát thực tế của Mặt Trăng là 29,53 ngày. Chu kỳ này được gọi là một "tuần trăng". Từ xa xưa người phương Đông đã nhận thấy khoảng 12 tuần trăng tương đương với một chu kỳ thời tiết. Để thuận tiện cho việc quan sát, dự đoán thời tiết phục vụ sản xuất nông nghiệp, người ta chọn một chu kỳ này là một năm, mỗi tuần trăng gọi là một tháng. Tuy vậy, cứ 3 năm thì lại bị chậm so với chu kì thời tiết khoảng 1 tháng nên cần có thêm một tháng bù vào. Những năm có tháng bù vào này được gọi là năm nhuận, chẳng hạn như năm Giáp Ngọ vừa qua là một năm nhuận.

Người phương Đông xưa lại đặt ra Can và Chi, hay gọi đầy đủ là Thiên Can và Địa Chi, đều có cơ sở từ quan sát thiên văn. Thời trước, người ta chưa biết rằng các ngôi sao trên bầu trời đều là các thiên thể như Mặt Trời, chỉ có riêng các hành tinh là chuyển động quanh Mặt Trời. Tuy vậy, người thời đó đã nhận thấy có năm đốm sáng không đứng im so với nền trời sao mà vị trí thay đổi mỗi ngày, họ gọi chúng là các hành tinh. Năm hành tinh này gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ, được gọi là ngũ hành  (Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương chỉ có thể quan sát qua kính thiên văn nên người thời xưa không nhìn thấy). Khi quan sát năm hành tinh này, người phương Đông cổ nhận thấy mỗi hành tinh đều có một chu kỳ nhất định để chúng trở về vị trí cũ so với nền trời sao. Cụ thể như sau: Sao Thủy: khoảng 0,25 năm; Sao Kim: khoảng 0,6 năm; Sao Hỏa: khoảng 2 năm; Sao Mộc: khoảng 12 năm; Sao Thổ: khoảng 30 năm.

Sao Hỏa cứ hai năm lại về vị trí cũ, nên mỗi chu kỳ của nó được coi tương ứng với một hành trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), mỗi hành hai năm như vậy nên có một năm mang tính dương và một năm mang tính âm. Tổng cộng mỗi chu kỳ như vậy là 10 năm, vậy nên người ta đặt ra 10 can tương ứng với âm và dương của mỗi hành.
10 can gồm: Giáp, Ất tương ứng với Mộc; Bính, Đinh tương ứng với Hỏa; Mậu, Kỷ tương ứng với Thổ; Canh, Tân tương ứng với Kim; Nhâm, Quý tương ứng với Thủy.
Trong khi đó Sao Mộc hết khoảng 12 năm trở về vị trí cũ. Con số 12 này cũng trùng với số tuần Trăng trung bình của một năm. Vậy nên 12 chi được đặt ra, mỗi chi gắn vào một năm theo chu kỳ này và vào một tháng trong năm. Sao Mộc có chu kỳ trùng khớp như vậy nên còn được gọi là Tuế Tinh. 12 chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Mỗi năm âm lịch được gọi tên bằng một can đi với một chi, ví dụ năm vừa rồi là năm Giáp Ngọ, năm tới là năm Ất Mùi. Vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60 nên có thể thấy ngay rằng cứ 60 năm thì chu kỳ mới kết thúc; chẳng hạn chúng ta đón Tết Ất Mùi bây giờ thì phải đúng 60 năm sau mới lại được thấy Tết Ất Mùi.
Con số 60 này cũng chính là bội số chung nhỏ nhất của 2, 12 và 30 (chu kỳ của các hành tinh như nêu trên), nên 60 năm cũng chính là khoảng thời gian tương đối chính xác để tất cả 5 hành tinh quay trở lại vị trí tương đối như cũ. Chu kỳ này còn thường được gọi là Lục Thập Hoa Giáp. Ngoài ra, như chúng ta đều biết, can chi không chỉ được ứng dụng để gọi tên tháng, năm mà còn dùng cho cả tên gọi ngày, giờ.
Như vậy có thể thấy rằng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng có cơ sở rất mật thiết từ các quan sát thiên văn. Dựa vào chu kỳ chuyển động của các thiên thể mà người ta đưa ra các qui ước tính thời gian, và ngược lại qua quan sát vị trí và chuyển động của các thiên thể cũng có thể phán đoán được các giá trị thời gian (Điều này được ứng dụng nhiều trong tra cứu lịch sử. Nhiều chi tiết trong lịch sử không rõ ngày tháng sau đó được làm rõ nhờ những văn bản còn lại có nhắc đến vị trí của các thiên thể trên bầu trời).
Khác với nhiều người vẫn nghĩ lịch chỉ đơn giản là để đếm thời gian, trên thực tế lịch cần đáp ứng được việc dự đoán chu kỳ chuyển động của các thiên thể và qua đó dự đoán được chu kỳ thời tiết, qui luật xảy ra các hiện tượng tự nhiên. Có thể thấy mặc dù đi theo một hướng khác với phương Tây ở nghiên cứu khoa học nói chung và lịch pháp nói riêng,  nhưng văn hóa phương Đông cũng thể hiện tinh hoa riêng của mình.

Điều gì hạn chế ở Âm lịch?
Âm lịch chúng ta đang sử dụng đã được cải biên thêm về cách tính năm nhuận cho phù hợp hơn với Dương lịch, vì thế gọi một cách chính xác thì lịch cổ truyền ngày nay chúng ta sử dụng là "Âm Dương lịch". Tuy vậy để gần gũi và dễ hiểu thì trong bài này tôi vẫn xin phép gọi ngắn gọn là "Âm lịch" như vẫn gọi từ đầu bài viết.
Như chúng ta đã thấy, Âm lịch có cơ sở khoa học rõ ràng và mang màu sắc văn hóa đặc sắc phương Đông. Tuy nhiên, cũng không nên phủ nhận việc nó vẫn có hạn chế so với Dương lịch. Hạn chế cơ bản nhất là: vì trên thực tế một chu kỳ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời không phải là tương đương với 12 tuần Trăng (12 tháng Âm lịch) mà dài hơn khoảng 10 ngày,  do đó dù Âm lịch được bổ sung việc tính năm nhuận nhưng sự dịch chuyển về ngày tương ứng hàng năm khiến cho ngày tháng trong Âm lịch không phản ánh chính xác chu kỳ thời tiết như Dương lịch (chu kỳ thời tiết trên Trái Đất là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời). Chẳng hạn, ngày xuân phân Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo của Trái Đất, trong dương lịch luôn rơi vào ngày 21 tháng 3, có chăng có năm lệch đi chỉ vài giờ. Trong Âm lịch có 24 tiết khí và có tiết xuân phân này nhưng vì sự chênh lệch chu kì nên mỗi năm xuân phân lại rơi vào ngày khác nhau (Ví dụ: năm Ất Mùi 2015, Xuân phân là ngày mùng 2 tháng 2 Âm lịch, nhưng đến năm sau là Bính Thân thì xuân phân theo Âm lịch lại là 12 tháng 2). Không chỉ xuân phân mà cả 23 tiết khí còn lại trong năm tuy là được qui ước bởi người phương Đông nhưng lại không rơi vào cùng ngày hàng năm theo Âm lịch, chỉ đúng chu kỳ theo Dương lịch.
Chúng ta thấy rằng để dự đoán chu kỳ thời tiết thì Âm lịch không được tiện lợi và chính xác như Dương lịch. Vậy nên trong cuộc sống hiện đại, người phương Đông nói chung và người Việt chúng ta nói riêng cần sử dụng và kết hợp thật hài hòa: Sử dụng Dương lịch không chỉ cho hành chính mà còn cho dự đoán chu kỳ thời tiết, mùa màng, hiện tượng tự nhiên; đồng thời sử dụng Âm lịch đối với những nét văn hóa truyền thống quí giá cần được gìn giữ và phát triển, đặc biệt nhất chính là Tết cổ truyền đầu năm của chúng ta.

Không có tháng mười một?
Dân gian ta thường đếm tháng Âm lịch là "Một, Chạp, Giêng, Hai, ...". Điều đó có nghĩa là tháng Một nằm trước tháng Chạp. Có ý kiến cho rằng đó là do người xưa đọc cho thuận miệng và ngắn gọn còn đúng ra là tháng mười một. Trên các cuốn lịch treo tường ngày nay người biên soạn cũng thường ghi tháng Âm lịch bằng cách đánh số từ 1 đến 12 giống như Dương lịch.
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ cả về logic lẫn lịch sử thì không phải như vậy. Chúng ta có thể để ý rằng tháng thứ mười một trong năm (được gọi là "Một" trong cách nói dân gian nêu trên) là tháng Tý, tức là tháng đầu tiên của một chu kỳ 12 chi. Thực tế trong lịch sử đã có một giai đoạn khá dài người phương Đông lấy tháng này làm tháng đầu tiên của năm. Tháng Tý là tháng khởi đầu, và thông thường ngày Đông chí hàng năm luôn rơi vào tháng này. Sau này qui ước tính điểm khởi đầu của năm thay đổi nên tháng Dần vốn là tháng thứ ba lại được chọn làm tháng đầu tiên của năm. Dù vậy nếu để ý ngay trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy nhiều người am hiểu văn hóa phương Đông vẫn xem tuổi, xem ngày trong năm với mốc là ngày Đông chí. Chẳng hạn người 40 tuổi (Âm lịch) vào năm Giáp Ngọ thì thực tế đã được coi là bước sang tuổi 41 vào sau ngày Đông chí của năm Giáp Ngọ (tức ngày 22 tháng 12 năm 2014 vừa qua).
Như vậy, cách đếm "Một, Chạp, Giêng, Hai, ..." là chính xác. Tháng thứ mười một trong năm tính từ Tết nguyên đán gọi là tháng Một, còn tháng đầu tiên trong năm là tháng Giêng chứ không phải tháng Một như đa số hiểu nhầm ngày nay.
Một mùa xuân mới vừa tới, nhìn lại đôi nét về lịch cổ truyền của dân tộc, chúng ta không chỉ hiểu hơn về ý nghĩa khoa học của cuốn lịch sử dụng mỗi ngày mà thông qua đó còn hiểu một cách sâu sắc hơn về tinh hoa văn hóa và vũ trụ quan phương Đông.
Ánh Toàn

Mẹo vặt: Làm thế nào để biết số ngày trong tháng?

theo Blog Sức Khỏe

Hẳn không ít trong chúng ta thắc mắc tháng nào có 30 ngàytháng nào có 31 ngày. Có một mẹo nhỏ nhưng rất có ích giúp chúng ta tính được số ngày trong tháng: Đó là dùng hai nắm bàn tay.
CÁCH THỰC HIỆN:
Đầu tiên hãy nắm hai bàn tay lại như hình minh họa bên dưới.
Cách tính số ngày trong tháng (30 ngày và 31 ngày)
Đếm từ trái qua, đánh dấu như như minh họa, ta có các khớp u lên (1,3,5,7 và 8,10,12) là các tháng có đủ 31 ngày. Còn các tháng còn lại là phần lõm giữa 2 khớp u (2,4,6 và 9,11) là các tháng có 30 ngày, riêng tháng 2 ra có 28 hoặc 29 ngày. Hy vọng với mẹo vặt này sẽ giúp các bạn đỡ nhức đầu hơn để tính mấy ngày trong tháng  ∎

Tại sao người Nhật lại đón Tết theo Dương lịch?

Người Nhật Bản hiện tổ chức đón năm mới vào ngày 01/01 hằng năm theo dương lịch. Trước năm 1873, người dân xứ mặt trời mọc thường đón năm mới theo âm lịch, như Tết Nguyên đán của Việt Nam; tuy nhiên, kể từ năm 1873 trở về sau, Nhật Bản đã tổ chức Tết theo dương lịch nhằm tiết giảm thời gian cũng như đem lại nhiều ích lợi cho kinh tế.
Lịch sử ngày Tết ở Nhật Bản
Trước đây, Nhật Bản ăn Tết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873. Từ năm 1844 đến ngày 31 tháng 12 năm 1872 (ngày 2 tháng 12 năm Minh Trị thứ 5) người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo (天保暦, Tempo reki). Ngày 3 tháng 12 năm Minh Trị thứ 5 được sửa đổi thành ngày 1 tháng 1 năm Minh Trị thứ 6 (năm 1873). Việc sửa đổi này đã được chính phủ công bố vào ngày 9 tháng 11 năm Minh Trị thứ 5 (9/12/1872) và được áp dụng vào tháng sau đó.
Nhờ việc thay đổi lịch này mà chính phủ đã tiết kiệm được tiền trả lương tháng 13 cho công chức (vì nếu tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận) và giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia. Thật ra, lý do chính muốn dùng lịch phương Tây là vì giới lãnh đạo Nhật đương thời muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, vì nhận thấy rằng văn minh phương Tây đã phát triển hơn châu Á về nhiều mặt. Từ khi nhìn thấy những chiếc Tàu Đen (Black Ships, 黒船, kurofune) của hải quân Mỹ lúc ghé vào cảng Uraga (14/7/1853), Nhật đã muốn sớm tách ra khỏi hàng ngũ các nước châu Á hòng đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây.
Ở Nhật Bản, người ta còn sử dụng lịch Trung Hoa (hay Âm lịch) không?
Trước đây, người Nhật sử dụng lịch của người Trung Quốc (Âm Lịch). Đến năm 1873, lịch phương Tây du nhập vào Nhật Bản và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến, chẳng hạn trên tất cả các tờ lịch, cuốn lịch thì đều ghi số năm theo lịch phương Tây.
Tuy nhiên, người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo cách của họ, đó là hệ thống đánh số các năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời. Cách đánh số này được áp dụng rất thông dụng trong các form mẫu, giấy tờ ở khắp nơi tại Nhật.
Ví dụ, năm 2011 được gọi là năm Heisei 23, có nghĩa là năm thứ 23 trị vì của Nhật Hoàng hiện tại – Nhật Hoàng Akihito. Tuy nhiên, năm đầu tiên trị vì của một Nhật Hoàng không được ký hiệu là 1, tức là sẽ không có Heisei 1, mà được gọi là Gannen 元年 (ví dụ Heisei Gannen).

Quy luật của âm lịch Việt Nam -Hồ Đức Ngọc

Theo link Quy luật của âm lịch Việt Nam -Hồ Đức Ngọc

Thuật toán tính âm lịch

Hồ Ngọc Đức

Bài viết sau giới thiệu cách tính âm lịch Việt Nam và mô tả một số thuật toán dùng để chuyển đổi giữa ngày dương lịch và ngày âm lịch. Các thuật toán mô tả ở đây đã được đơn giản hóa nhiều để bạn đọc tiện theo dõi và dễ dàng sử dụng vào việc lập trình, do đó độ chính xác của chúng thấp hơn độ chính xác của chương trình âm lịch trực tuyến tại http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/. (Một phiên bản cũ của bài viết này giới thiệu vài thuật toán hơi khác, có thể khó thực hiện hơn một chút. Bản cũ này có thể xem tại đây.)
[If you cannot read Vietnamese: Old version in English]

Quy luật của âm lịch Việt Nam

Âm lịch Việt Nam là một loại lịch thiên văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
  1. Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
  2. Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
  3. Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
  4. Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
  5. Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.
Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).
Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ "nhuận".
Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.Ví dụ, nếu bạn biết thời điểm hội diện là vào lúc yyyy-02-18 16:24:45 GMT thì ngày Sóc của lịch Việt Nam là 18 tháng 2, bởi vì 16:24:45 GMT là 23:24:45 cùng ngày, giờ Hà nội (GMT+7, kinh tuyến 105° đông). Tuy nhiên theo giờ Bắc Kinh (GMT+8, kinh tuyến 120° đông) thì Sóc là lúc 00:24:45 ngày yyyy-02-19, do đó tháng âm lịch của Trung Quốc lại bắt đầu ngày yyyy-02-19, chậm hơn lịch Việt Nam 1 ngày.

Ví dụ 1: Âm lịch năm 1984

Chúng ta áp dụng quy luật trên để tính âm lịch Việt nam năm 1984.
  • Sóc A (ngay trước Đông chí năm 1983) rơi vào ngày 4/12/1983, Sóc B (ngay trước Đông chí năm 1984) vào ngày 23/11/1984.
  • Giữa A và B là khoảng 355 ngày, như thế năm âm lịch 1984 là năm thường. Tháng 11 âm lịch của năm trước kéo dài từ 4/12/1983 đến 2/01/1984, tháng 12 âm từ 3/1/1984 đến 1/2/1984, tháng Giêng từ 2/2/1984 đến 1/3/1984 v.v.

Ví dụ 2: Âm lịch năm 2004

  • Sóc A - điểm sóc cuối cùng trước Đông chí 2003 - rơi vào ngày 23/11/2003. Sóc B (ngay trước Đông chí năm 2004) rơi vào ngày 12/12/2004.
  • Giữa 2 ngày này là khoảng 385 ngày, như vậy năm âm lịch 2004 là năm nhuận. Tháng 11 âm của năm 2003 bắt đầu vào ngày chứa Sóc A, tức ngày 23/11/2003.
  • Tháng âm lịch đầu tiên sau đó mà không chứa Trung khí là tháng từ 21/3/2004 đến 18/4/2004 (Xuân phân rơi vào 20/3/2004, còn Cốc vũ là 19/4/2004). Như thế tháng ấy là tháng nhuận.
  • Từ 23/11/2003 đến 21/3/2004 là khoảng 120 ngày, tức 4 tháng âm lịch: tháng 11, 12, 1 và 2. Như vậy năm 2004 có tháng 2 nhuận.

Thuật toán chuyển đổi giữa ngày dương và âm

Trong tính toán thiên văn người ta lấy ngày 1/1/4713 trước công nguyên của lịch Julius (tức ngày 24/11/4714 trước CN theo lịch Gregorius) làm điểm gốc. Số ngày tính từ điểm gốc này gọi là số ngày Julius (Julian day number) của một thời điểm. Ví dụ, số ngày Julius của 1/1/2000 là 24515455.
Dùng các công thức sau ta có thể chuyển đổi giữa ngày/tháng/năm và số ngày Julius. Phép chia ở 2 công thức sau được hiểu là chia số nguyên, bỏ phần dư: 23/4=5.

Đổi ngày dd/mm/yyyy ra số ngày Julius jd

a = (14 - mm) / 12
y = yy+4800-a
m = mm+12*a-3

Lịch Gregory:

jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - y/100 + y/400 - 32045

Lịch Julius:

jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - 32083

Đổi số ngày Julius jd ra ngày dd/mm/yyyy

Lịch Gregory (jd lớn hơn 2299160):

a = jd + 32044;
b = (4*a+3)/146097;
c = a - (b*146097)/4;

Lịch Julius:

b = 0;
c = jd + 32082;

Công thức cho cả 2 loại lịch:

d = (4*c+3)/1461;
e = c - (1461*d)/4;
m = (5*e+2)/153;
dd = e - (153*m+2)/5 + 1;
mm = m + 3 - 12*(m/10);
yy = b*100 + d - 4800 + m/10;
Nếu ngôn ngữ lập trình bạn dùng không hỗ trợ phép chia số nguyên bỏ phần dư (VD: JavaScript), bạn có thể định nghĩa một hàm INT(x) để lấy số nguyên lớn nhất không vượt quá x: INT(5)=5, INT(3.2)=3, INT(-5)=-5, INT(-3.2)=-4 v.v. Khi đó, INT(m/10) sẽ trả lại kết quả của phép chia số nguyên. (Nhiều ngôn ngữ có sẵn hàm floor() cho phép làm việc này.)
Các phép chuyển đổi giữa ngày tháng và số ngày Julius có thể được thực hiện với mã JavaScript như sau:
function jdFromDate(dd, mm, yy)
var a, y, m, jd;
a = INT((14 - mm) / 12);
y = yy+4800-a;
m = mm+12*a-3;
jd = dd + INT((153*m+2)/5) + 365*y + INT(y/4) - INT(y/100) + INT(y/400) - 32045;
if (jd < 2299161) {
 jd = dd + INT((153*m+2)/5) + 365*y + INT(y/4) - 32083;
}
return jd;
function jdToDate(jd)
var a, b, c, d, e, m, day, month, year;
if (jd > 2299160) { // After 5/10/1582, Gregorian calendar
 a = jd + 32044;
 b = INT((4*a+3)/146097);
 c = a - INT((b*146097)/4);
} else {
 b = 0;
 c = jd + 32082;
}
d = INT((4*c+3)/1461);
e = c - INT((1461*d)/4);
m = INT((5*e+2)/153);
day = e - INT((153*m+2)/5) + 1;
month = m + 3 - 12*INT(m/10);
year = b*100 + d - 4800 + INT(m/10);
return new Array(day, month, year);
Trong các công thức sau, timeZone là số giờ chênh lệch giữa giờ địa phương và giờ UTC (hay GMT). (Để tính lịch Việt Nam, lấy timeZone = 7.0). Các phương pháp sau được giới thiệu với mã JavaScript. Bạn có thể tải thư viện JavaScript hoặcthư viện PHP hoàn chỉnh để tham khảo.

Tính ngày Sóc

Như trên đã nói, để tính được âm lịch trước hết ta cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào.
Thuật toán sau tính ngày Sóc thứ k kể từ điểm Sóc ngày 1/1/1900. Kết quả trả về là số ngày Julius của ngày Sóc cần tìm.
function getNewMoonDay(k, timeZone)
var T, T2, T3, dr, Jd1, M, Mpr, F, C1, deltat, JdNew;
T = k/1236.85; // Time in Julian centuries from 1900 January 0.5
T2 = T * T;
T3 = T2 * T;
dr = PI/180;
Jd1 = 2415020.75933 + 29.53058868*k + 0.0001178*T2 - 0.000000155*T3;
Jd1 = Jd1 + 0.00033*Math.sin((166.56 + 132.87*T - 0.009173*T2)*dr); // Mean new moon
M = 359.2242 + 29.10535608*k - 0.0000333*T2 - 0.00000347*T3; // Sun's mean anomaly
Mpr = 306.0253 + 385.81691806*k + 0.0107306*T2 + 0.00001236*T3; // Moon's mean anomaly
F = 21.2964 + 390.67050646*k - 0.0016528*T2 - 0.00000239*T3; // Moon's argument of latitude
C1=(0.1734 - 0.000393*T)*Math.sin(M*dr) + 0.0021*Math.sin(2*dr*M);
C1 = C1 - 0.4068*Math.sin(Mpr*dr) + 0.0161*Math.sin(dr*2*Mpr);
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*3*Mpr);
C1 = C1 + 0.0104*Math.sin(dr*2*F) - 0.0051*Math.sin(dr*(M+Mpr));
C1 = C1 - 0.0074*Math.sin(dr*(M-Mpr)) + 0.0004*Math.sin(dr*(2*F+M));
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*(2*F-M)) - 0.0006*Math.sin(dr*(2*F+Mpr));
C1 = C1 + 0.0010*Math.sin(dr*(2*F-Mpr)) + 0.0005*Math.sin(dr*(2*Mpr+M));
if (T < -11) {
 deltat= 0.001 + 0.000839*T + 0.0002261*T2 - 0.00000845*T3 - 0.000000081*T*T3;
} else {
 deltat= -0.000278 + 0.000265*T + 0.000262*T2;
};
JdNew = Jd1 + C1 - deltat;
return INT(JdNew + 0.5 + timeZone/24)
Với hàm này ta có thể tính được tháng âm lịch chứa ngày N bắt đầu vào ngày nào: giữa ngày 1/1/1900 (số ngày Julius: 2415021) và ngày N có khoảng k=INT((N-2415021)/29.530588853) tháng âm lịch, như thế dùng hàm getNewMoonDay sẽ biết ngày đầu tháng âm lịch chứa ngày N, từ đó ta biết ngày N là mùng mấy âm lịch.

Tính tọa độ mặt trời

Để biết Trung khí nào nằm trong tháng âm lịch nào, ta chỉ cần tính xem mặt trời nằm ở khoảng nào trên đường hoàng đạo vào thời điểm bắt đầu một tháng âm lịch. Ta chia đường hoàng đạo làm 12 phần và đánh số các cung này từ 0 đến 11: từ Xuân phân đến Cốc vũ là 0; từ Cốc vũ đến Tiểu mãn là 1; từ Tiểu mãn đến Hạ chí là 2; v.v.. Cho jdn là số ngày Julius của bất kỳ một ngày, phương pháp sau này sẽ trả lại số cung nói trên.
function getSunLongitude(jdn, timeZone)
var T, T2, dr, M, L0, DL, L;
T = (jdn - 2451545.5 - timeZone/24) / 36525; // Time in Julian centuries from 2000-01-01 12:00:00 GMT
T2 = T*T;
dr = PI/180; // degree to radian
M = 357.52910 + 35999.05030*T - 0.0001559*T2 - 0.00000048*T*T2; // mean anomaly, degree
L0 = 280.46645 + 36000.76983*T + 0.0003032*T2; // mean longitude, degree
DL = (1.914600 - 0.004817*T - 0.000014*T2)*Math.sin(dr*M);
DL = DL + (0.019993 - 0.000101*T)*Math.sin(dr*2*M) + 0.000290*Math.sin(dr*3*M);
L = L0 + DL; // true longitude, degree
L = L*dr;
L = L - PI*2*(INT(L/(PI*2))); // Normalize to (0, 2*PI)
return INT(L / PI * 6)
Với hàm này ta biết được một tháng âm lịch chứa Trung khí nào. Giả sử một tháng âm lịch bắt đầu vào ngày N1 và tháng sau đó bắt đầu vào ngày N2 và hàm getSunLongitude cho kết quả là 8 với N1 và 9 với N2. Như vậy tháng âm lịch bắt đầu ngày N1 là tháng chứa Đông chí: trong khoảng từ N1 đến N2 có một ngày mặt trời di chuyển từ cung 8 (sau Tiểu tuyết) sang cung 9 (sau Đông chí). Nếu hàm getSunLongitude trả lại cùng một kết quả cho cả ngày bắt đầu một tháng âm lịch và ngày bắt đầu tháng sau đó thì tháng đó không có Trung khí và như vậy có thể là tháng nhuận.

Tìm ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch

Đông chí thường nằm vào khoảng 19/12-22/12, như vậy trước hết ta tìm ngày Sóc trước ngày 31/12. Nếu tháng bắt đầu vào ngày đó không chứa Đông chí thì ta phải lùi lại 1 tháng nữa.
function getLunarMonth11(yy, timeZone)
var k, off, nm, sunLong;
off = jdFromDate(31, 12, yy) - 2415021;
k = INT(off / 29.530588853);
nm = getNewMoonDay(k, timeZone);
sunLong = getSunLongitude(nm, timeZone); // sun longitude at local midnight
if (sunLong >= 9) {
 nm = getNewMoonDay(k-1, timeZone);
}
return nm;

Xác định tháng nhuận

Nếu giữa hai tháng 11 âm lịch (tức tháng có chứa Đông chí) có 13 tháng âm lịch thì năm âm lịch đó có tháng nhuận. Để xác định tháng nhuận, ta sử dụng hàm getSunLongitude như đã nói ở trên. Cho a11 là ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch mà một trong 13 tháng sau đó là tháng nhuận. Hàm sau cho biết tháng nhuận nằm ở vị trí nào sau tháng 11 này.
function getLeapMonthOffset(a11, timeZone)
var k, last, arc, i;
k = INT((a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853 + 0.5);
last = 0;
i = 1; // We start with the month following lunar month 11
arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone);
do {
 last = arc;
 i++;
 arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone);
} while (arc != last && i < 14);
return i-1;
Giả sử hàm getLeapMonthOffset trả lại giá trị 4, như thế tháng nhuận sẽ là tháng sau tháng 2 thường. (Tháng thứ 4 sau tháng 11 đáng ra là tháng 3, nhưng vì đó là tháng nhuận nên sẽ lấy tên của tháng trước đó tức tháng 2, và tháng thứ 5 sau tháng 11 mới là tháng 3).

Đổi ngày dương dd/mm/yyyy ra ngày âm

Với các phương pháp hỗ trợ trên ta có thể đổi ngày dương dd/mm/yy ra ngày âm dễ dàng. Trước hết ta xem ngày monthStart bắt đầu tháng âm lịch chứa ngày này là ngày nào (dùng hàm getNewMoonDay như trên đã nói). Sau đó, ta tìm các ngày a11 và b11 là ngày bắt đầu các tháng 11 âm lịch trước và sau ngày đang xem xét. Nếu hai ngày này cách nhau dưới 365 ngày thì ta chỉ còn cần xem monthStart và a11 cách nhau bao nhiêu tháng là có thể tính được dd/mm/yy nằm trong tháng mấy âm lịch. Ngược lại, nếu a11 và b11 cách nhau khoảng 13 tháng âm lịch thì ta phải tìm xem tháng nào là tháng nhuận và từ đó suy ra ngày đang tìm nằm trong tháng nào.
function convertSolar2Lunar(dd, mm, yy, timeZone)
var k, dayNumber, monthStart, a11, b11, lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap;
dayNumber = jdFromDate(dd, mm, yy);
k = INT((dayNumber - 2415021.076998695) / 29.530588853);
monthStart = getNewMoonDay(k+1, timeZone);
if (monthStart > dayNumber) {
 monthStart = getNewMoonDay(k, timeZone);
}
a11 = getLunarMonth11(yy, timeZone);
b11 = a11;
if (a11 >= monthStart) {
 lunarYear = yy;
 a11 = getLunarMonth11(yy-1, timeZone);
} else {
 lunarYear = yy+1;
 b11 = getLunarMonth11(yy+1, timeZone);
}
lunarDay = dayNumber-monthStart+1;
diff = INT((monthStart - a11)/29);
lunarLeap = 0;
lunarMonth = diff+11;
if (b11 - a11 > 365) {
 leapMonthDiff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone);
 if (diff >= leapMonthDiff) {
  lunarMonth = diff + 10;
  if (diff == leapMonthDiff) {
   lunarLeap = 1;
  }
 }
}
if (lunarMonth > 12) {
 lunarMonth = lunarMonth - 12;
}
if (lunarMonth >= 11 && diff < 4) {
 lunarYear -= 1;
}

Đổi âm lịch ra dương lịch

Cách làm cũng tương tự như đổi ngày dương sang ngày âm.
function convertLunar2Solar(lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap, timeZone)
var k, a11, b11, off, leapOff, leapMonth, monthStart;
if (lunarMonth < 11) {
 a11 = getLunarMonth11(lunarYear-1, timeZone);
 b11 = getLunarMonth11(lunarYear, timeZone);
} else {
 a11 = getLunarMonth11(lunarYear, timeZone);
 b11 = getLunarMonth11(lunarYear+1, timeZone);
}
off = lunarMonth - 11;
if (off < 0) {
 off += 12;
}
if (b11 - a11 > 365) {
 leapOff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone);
 leapMonth = leapOff - 2;
 if (leapMonth < 0) {
  leapMonth += 12;
 }
 if (lunarLeap != 0 && lunarMonth != leapMonth) {
  return new Array(0, 0, 0);
 } else if (lunarLeap != 0 || off >= leapOff) {
  off += 1;
 }
}
k = INT(0.5 + (a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853);
monthStart = getNewMoonDay(k+off, timeZone);
return jdToDate(monthStart+lunarDay-1);

Tính ngày thứ và Can-Chi cho ngày và tháng âm lịch

Ngày thứ lặp lại theo chu kỳ 7 ngày, như thế để biết một ngày d/m/y bất kỳ là thứ mấy ta chỉ việc tìm số dư của số ngày Julius của ngày này cho 7.
Để tính Can của năm Y, tìm số dư của Y+6 chia cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tính Chi của năm, chia Y+8 cho 12. Số dư 0 là Tý, 1 là Sửu, 2 là Dần v.v.
Hiệu Can-Chi của ngày lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, như thế nó cũng có thể tính được một cách đơn giản. Cho N là số ngày Julius của ngày dd/mm/yyyy. Ta chia N+9 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tìm Chi, chia N+1 cho 12; số dư 0 là Tý, 1 là Sửu v.v.
Trong một năm âm lịch, tháng 11 là tháng Tý, tháng 12 là Sửu, tháng Giêng là tháng Dần v.v. Can của tháng M năm Y âm lịch được tính theo công thức sau: chia Y*12+M+3 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v.
Ví dụ, Can-Chi của tháng 3 âm lịch năm Giáp Thân 2004 là Mậu Thìn: tháng 3 âm lịch là tháng Thìn, và (2004*12+3+3) % 10 = 24054 % 10 = 4, như vậy Can của tháng là Mậu.
Một tháng nhuận không có tên riêng mà lấy tên của tháng trước đó kèm thêm chữ "Nhuận", VD: tháng 2 nhuận năm Giáp Thân 2004 là tháng Đinh Mão nhuận.

Tài liệu tham khảo